Việt Nam Kiểm duyệt và phân loại phim

Hệ thống phân loại

  • Hệ thống phân loại phim cũ (2007-2017)
  • Đại chúng
  • Cấm trẻ em dưới 16 tuổi
  • Tất cả những phim được trình chiếu tại các rạp chiếu phim ở Việt Nam phải được kiểm duyệt, sau đó được cấp giấy phép phát hành và phạm vi phổ biến phim bởi Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Do đó, một số cảnh quay có thể được yêu cầu phải cắt bỏ bởi Cục Điện ảnh để phù hợp với văn hóa, pháp luật của Việt Nam trước khi lưu hành. Tuy nhiên, không ngoại trừ một số phim sẽ không được cấp phép phát hành tại Việt Nam vì có quá nhiều nội dung vi phạm, không thể sửa chữa được.
  • G: Phim dán mác G là phim thích hợp cho mọi độ tuổi, được cấp giấy phép phát hành và phạm vi phổ biến phim bởi Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
  • NC16: Còn gọi là phim "16+". Phim dán mác NC16 là những bộ phim không dành cho khán giả dưới 16 tuổi vì chủ đề và một số cảnh trong phim không thích hợp. Người xem có thể bị yêu cầu xác minh tuổi khi mua vé xem phim có mác NC16.

Đầu năm 2017, Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng hệ thống phân loại phim mới với các quy định chi tiết hơn, gồm 4 cấp:[26]

  • P - Phổ biến
  • C13 - Cấm khán giả dưới 13 tuổi
  • C16 - Cấm khán giả dưới 16 tuổi
  • C18 - Cấm khán giả dưới 18 tuổi
  • "P - Thích hợp cho mọi độ tuổi",
  • "C13 - cấm người dưới 13 tuổi",
  • "C16 - cấm người dưới 16 tuổi",
  • "C18 - cấm người dưới 18 tuổi"

Mức cao nhất là cấm trình chiếu, áp dụng với những phim có quá nhiều nội dung, cảnh quay vi phạm pháp luật Việt Nam mà không thế sửa chữa được.

Việc thực thi

Hệ thống phân loại phim tại Việt Nam đã có những tiêu chí cụ thể cà cơ quan phụ trách rõ ràng. Nhưng trong thực tế, việc thực hiện thiếu nghiêm túc từ cả người xem lẫn rạp chiếu khiến việc phân loại phim trở nên kém hiệu quả. Phần lớn các rạp ở Việt Nam, nhất là các rạp ở địa phương đều quản lý người xem khá lỏng lẻo. Hiện nay, chưa có rạp phim Việt Nam nào bị phạt vì cho người vào rạp không đúng độ tuổi quy định. Chính vì thế, việc thi hành quy định phân loại độ tuổi tại các rạp chiếu chỉ biết trông vào "ý thức tự giác" của người xem là chính.[27]

Nhìn chung, khán giả Việt Nam vẫn chưa quen với việc phải xuất trình chứng minh thư khi đi xem phim (nếu rạp phim yêu cầu thì họ cho là gây khó dễ), do vậy họ cứ thoải mái bỏ qua quy định, thờ ơ hoặc thậm chí không hề biết về mức độ giới hạn độ tuổi của bộ phim. Nhiều khán giả không hề biết hoặc cố ý phớt lờ việc phim có giới hạn độ tuổi, nhiều gia đình vẫn thoải mái cho trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng vào xem các bộ phim xếp loại 16+, 18+. Phần lớn các rạp chiếu phim cũng bỏ qua quy định này và vẫn bán vé cho trẻ em vì sợ mất khách, hoặc nhiều khi nhân viên soát vé không có thời gian để kiểm tra lứa tuổi có chính xác hay không.[28][29].

Ở nước ngoài, việc dán mác phân loại độ tuổi cho phim là để cảnh báo, ngăn chặn người xem không đủ tuổi, các nhà sản xuất thường cố gắng giảm bớt các yếu tố bạo lực, tình dục, khỏa thân... để tránh việc phim bị dán nhãn tuổi quá cao. Ở Việt Nam thì ngược lại, việc dán mác "phim 16+, 18+" lại trở thành biện pháp câu khách cho phim tại Việt Nam. Một khán giả ở TP Hồ Chí Minh nhận định: “Tâm lý người Việt thường rất tò mò. Có thể một phim Việt ra rạp mà nhìn poster hay trailer không mấy hấp dẫn thì khó kéo được người xem ra rạp. Nhưng giả dụ nó được gắn thêm mác "16+" thì sẽ có rất nhiều người hiếu kỳ và đi xem, chỉ để chờ đón các cảnh nóng hay cảnh bạo lực”. Nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng nhãn phim "16+, 18+" để có thể sử dụng các yếu tố câu khách, giật gân để kiếm thêm lợi nhuận, họ cố ý thêm vào các yếu tố "người lớn" như cảnh nóng, khỏa thân, đồng tính... để phim được dán nhãn "16+, 18+", như vậy phim sẽ hút khách hơn. Trào lưu này được đánh giá là dễ nhận thấy khi các phim giới hạn độ tuổi "16+" của Việt Nam gần đây được sản xuất ngày càng nhiều, nhưng đều ít gây được ấn tượng tốt về chất lượng nghệ thuật. Như vậy, quy định dán nhãn phân loại độ tuổi ở Việt Nam chẳng những không phát huy tác dụng tốt mà thậm chí còn gây phản tác dụng[30]

Với việc giám sát lỏng lẻo cũng như tính tự giác thấp từ cả người xem lẫn rạp chiếu như hiện nay, quy định phân loại độ tuổi dù được ban hành cũng chưa chắc có thể áp dụng được trong thực tế, thậm chí nhiều người lo ngại là sẽ càng gây "phản tác dụng" vì những lý do:

  • Với những khán giả từ 18 tuổi có thể yêu cầu xuất trình chứng minh thư, nhưng với khán giả từ 13 đến dưới 18 tuổi thì phần lớn không có giấy tờ tùy thân, còn việc xác định tuổi bằng mắt thường là không thể chính xác. Mặt khác, nhiều rạp chiếu phim sẽ cố tình phớt lờ việc phân loại độ tuổi khán giả để bán được thêm vé (ở Việt Nam việc này diễn ra rất phổ biến, bởi trong trường hợp làm sai quy định, rạp phim cũng không bị áp dụng bất cứ chế tài xử phạt nào). Như vậy, áp dụng phân loại phim theo lứa tuổi nhưng lại không có hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt tại các rạp chiếu phim thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.
  • Mặt khác, tại Việt Nam, việc dán nhãn "phim 18+" thường gợi liên tưởng đến khỏa thân, kích dục, khiêu dâmtình dục, khán giả sẽ kéo tới rạp chỉ để chờ xem cảnh nóng nhằm thỏa mãn trí tò mò "phim có cảnh sex gì mà lại cấm trẻ em". Tình trạng này đã xảy ra với hệ thống phân loại "phim 16+" trước đây nhưng chưa nghiêm trọng, nhưng nay với việc có thêm nhãn "phim 18+" (chấp nhận "độ nóng" cao hơn "phim 16+" như trước đây), nhiều nhà làm phim sẽ càng mạnh tay trong việc lạm dụng các yếu tố câu khách như khỏa thân, tình dục, đồng tính luyến ái... để phim ăn khách hơn, trong khi nhiều trẻ em vì thấy tò mò bởi nhãn "người lớn" của phim nên sẽ tìm cách vào rạp để xem các "phim 18+" (và thường thì các em sẽ dễ dàng vào rạp mà không bị ngăn cản). Đó là chưa kể đến việc trẻ em có thể ghi nhớ tên phim rồi dễ dàng lên mạng internet hoặc mua băng đĩa để xem các "phim Việt 18+" dạng này mà không ai có thể kiểm soát được.

Nếu không khắc phục được những vấn đề này, phân loại phim theo độ tuổi chỉ gây tác dụng ngược, không những không ngăn được người xem chưa đủ tuổi mà còn kích thích các nhà làm phim ngày càng lạm dụng các yếu tố khiêu dâm, tình dục để câu khách, khiến môi trường văn hóa xã hội bị ảnh hưởng rất xấu.

Vấn đề kiểm soát phim, video ca nhạc phát hành trên mạng

Một vấn đề khác đó là ở thời điểm năm 2020, Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về kiểm duyệt phim ảnh, Game show, video ca nhạc (MV) được phát hành trên mạng internet (Youtube, Netflix...) Nghịch lý ở chỗ phim ảnh, game show, video ca nhạc phát trên truyền hình phải được các đài truyền hình biên tập kiểm duyệt, phim ảnh ra rạp thì phải có hội đồng duyệt phim của Bộ Văn hóa và nhà phát hành phải chịu trách nhiệm; Nhưng các game show, phim ảnh, video ca nhạc đăng trên mạng lại gần như không chịu bất cứ sự kiểm soát, kiểm duyệt nào trước khi đăng tải. Điều này dẫn tới việc có nhiều game show, các web drama (phim trực tuyến), video ca nhạc được đăng tải lên mạng có những nội dung phản cảm, gây bức xúc dư luận như: ca ngợi xã hội đen, cổ súy bạo lực, sử dụng hình ảnh khiêu dâm, đi sâu khai thác chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng, soi mói đời tư của người khác... nhưng lại không hề bị kiểm duyệt, ngăn chặn.

Trong thực tế, đã xảy ra những hệ lụy nghiêm trọng bởi những video đăng tải tràn lan trên mạng mà không bị kiểm soát nội dung. Tháng 10/2020, một bé gái 5 tuổi tử vong vì bắt chước video "trò chơi treo cổ" trên YouTube[31] Trên Youtube, hàng loạt video đâm chém bạo lực, ân oán giang hồ, cùng những lời chửi thề tục tĩu, hình ảnh hở hang khiêu dâm... được đăng tải, thu hút hàng triệu người xem. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ người xem, nhất là giới trẻ, tỏ ra háo hức chờ đón, tung hô những video phản văn hóa đó. Hàng loạt những tội phạm giang hồ như Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng, Quang Rambo, Phú Lê, Dũng Trọc Hà Đông, Đường Nhuệ... lại được khá nhiều bạn trẻ chào đón như những thần tượng, khiến đạo đức xã hội trở nên lệch lạc, quái gở. Việc nhiều thanh niên sa ngã, đi vào con đường vi phạm pháp luật có thể được bắt đầu từ những video xấu này[32]

Tình trạng video ca nhạc (MV) có hình ảnh khiêu dâm phản cảm, bạo lực, ca từ tục tĩu cũng liên tục được đưa lên mạng mà các cơ quan văn hóa Việt Nam không có biện pháp ngăn chặn. Các MV này thường “câu khách” bằng cảnh khiêu dâm, người mẫu ăn mặc hở hang, đâm chém bạo lực… khiến cho không ít người lo ngại, đặc biệt là các phụ huynh có con nhỏ. Ví dụ như ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân liên tục cho ra mắt các MV “Màu nước mắt”, "Tự Tâm", “Nước chảy hoa trôi” khai thác chủ đề đồng tính luyến ái và kinh dị, trong đó có những cảnh yêu đương đồng tính phản cảm, cảnh chém giết máu me kinh dị, cảnh cưới xác chết, hồi sinh người chết, xác chết bị thối rữa... MV “Đừng yêu lại người cũ” của Bùi Caroon có 1 phút đầu toàn là cảnh quan hệ tình dục của hai nhân vật chính. MC “Ra vô” của Kay Trần cũng lạm dụng các cảnh làm tình đầy dung tục. MV “Sexy Girl” của Linh Miu thậm chí còn mô tả cảnh quan hệ tình dục ngay trong ô tô. MV “Ơ sao bé không lắc” của Emily và BigDaddy thì sử dụng vũ công mặc bikini uốn éo phản cảm trên bãi biển. MV “Mời anh vào team em” của Chi Pu thì có những cảnh ăn mặc hở hang, mang ẩn ý về bạo dâm và tình dục... Nhiều MV khác thì có những ca từ rất phản cảm khi mô tả cảnh uống rượu, hút ma túy, khiêu dâm. Ví dụ như MV "Thôi anh không chơi" của ca sĩ Binz có những ca từ thô bỉ như “đừng bắt anh uống cả chai”, “đừng đưa cho anh hóa chất lạ”, “Vị trí em là doggy; On top của anh, vẫn là mông của em”, MV "Quăng tao cái boong" (Huỳnh James - Pjnboys) thì có đoạn cổ súy hút ma túy: “Nào nào mình cùng lại đây phê pha/Phê cho nó hết thấy đường về nhà/Nên vì thế tao dùng “cỏ khô”/Để tẩy rửa đi hết những điều thống khổ". Nhiều người rất lo ngại khi khán giả (nhất là trẻ em) khi xem những cảnh đồng tính, khiêu dâm, bạo lực trong các MV này sẽ trở nên tha hóa đạo đức, có những suy nghĩ và hành động lệch lạc[33][34]

Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, các ứng dụng trực tuyến như Netflix đang cung cấp hàng nghìn nội dung gồm các thể loại phim, gồm cả phim tài liệu lịch sử, trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra... cho hàng triệu khách hàng người Việt Nam, có thu tiền thuê bao định kỳ hằng tháng tại Việt Nam. Trong số đó, nhiều bộ phim có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam như: xuyên tạc lịch sử Việt Nam, bôi nhọ anh hùng dân tộc, xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, nội dung cổ súy bạo lực, sử dụng ma túy, hình ảnh khiêu dâm đồi trụy... nhưng vẫn được trình chiếu mà không phải thực hiện bất kỳ sự kiểm duyệt nào. Thế nhưng, theo Cục Điện ảnh, đây là hoạt động điện ảnh qua mạng Internet, Luật Điện ảnh chưa có quy định kiểm duyệt, chế tài xử lý đối với loại hình phim ảnh này[2]

Ngoài ra, nhiều bộ phim, video ca nhạc (MV) có nội dung, hình ảnh cổ vũ đồng tính luyến ái cũng được đăng tải tràn lan trên mạng trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý, hành vi của người xem, nhất là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nhiều bạn trẻ a dua đua đòi, muốn học theo các thần tượng ca sĩ - diễn viên trong các bộ phim, video ca nhạc đó nên đã thử yêu đương, quan hệ đồng tính. Về lâu dài, các bộ phim, MV đồng tính này sẽ dẫn tới lệch lạc hành vi giới tính trong thanh thiếu niên, tạo ra nguy cơ lớn về phát triển giống nòi của đất nước[35]

Việc không có cơ chế quản lý phim ảnh, Game show, video ca nhạc (MV) được phát hành trên mạng internet là một lỗ hổng lớn về pháp lý, để lại hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lý truyền thông - văn hóa ở Việt Nam. Nhưng các cơ quan quản lý văn hóa Nhà nước (vốn chậm chạp trong việc nắm bắt thực tiễn và công nghệ mới) hiện vẫn chưa đề ra được các biện pháp kiểm soát.